Nữ chính của tập này là Nguyễn Tố Nữ (27 tuổi - Quảng Nam), đang làm nhân viên kinh doanh ở TP.HCM. Cô gái gây ấn tượng với vẻ ngoài xinh xắn, hiền lành. Tố Nữ là người vui vẻ, hòa đồng, sống giản dị và thẳng tính.
![]() |
Cô gái Tố Nữ |
Tố Nữ chưa từng trải qua mối tình nào, cô muốn tìm bạn trai có ngoại hình ưa nhìn, cao 1m68 trở lên, không hút thuốc, không chơi cờ bạc. Bạn trai có chí tiến thủ, chín chắn trong cuộc sống là điểm mạnh trong mắt cô.
Cô nàng được mai mối cùng anh Huỳnh Đình Lân (30 tuổi - Đà Lạt), đang làm kế toán tại TP.HCM. Đình Lân là người sống lạc quan, luôn suy nghĩ tích cực trong cuộc sống. Anh chàng thú nhận, mình nhút nhát khi giao tiếp với phụ nữ.
Vì vậy 30 tuổi nhưng Đình Lân vẫn chưa có mối tình chính thức nào dù anh “sẵn sàng từ rất lâu rồi”. Anh mong muốn tìm được bạn gái dễ thương ở giọng nói và cách nói chuyện.
Lúc này MC Quyền Linh phát hiện đến tham gia chương trình hẹn hò, Đình Lân còn chuẩn bị bảng kê khai tài chính cá nhân hằng tháng của mình.
“Thu nhập cố định là 15 triệu/tháng; tiền thuê nhà là 2 triệu; ăn uống là 3,6 triệu; tiền xăng 400 ngàn đồng, mua sắm 1 triệu. Các chi phí khác như cà phê là 1 triệu. Tiền tiết kiệm 5 tiệu, dự phòng là một triệu”, MC Quyền Linh đọc bảng kê khai.
![]() |
MC Quyền Linh bật cười trước bảng kê khai của chàng trai |
“Tài chính sau khi kết hôn sẽ có sự thay đổi, bao gồm: Thu nhập cố định hằng tháng vẫn là 15 triệu, lương ngoài 2 triệu; chi phí thuê nhà 4 triệu, ăn uống hàng ngày 3 triệu; mua sắm 1 triệu, di chuyển xăng xe 500 nghìn. Tiền tiết kiệm 5,5 triệu; dự phòng 1 triệu”, Quyền Linh tiếp tục đọc.
Trước bảng chi tiêu này, Tố Nữ thẳng thắn: “Nếu như em là người khác với chi tiêu anh đã lập ra, anh có sẵn lòng cùng em lập ra một bảng kế hoạch mới được không?”. Chàng trai trả lời: “Rất sẵn sàng. Em chỉ cần vạch ra kế hoạch, anh sẽ thực hiện”.
“Vậy thì nhờ anh Quyền Linh xé tờ giấy giúp em". Nam MC tỏ ra khá chần chừ, nhưng được cô gái khẳng định, anh trực tiếp xé bảng chi tiêu này. Đồng thời, Quyền Linh cũng nhận định: “Anh thấy bảng này chỉ hợp lý khi sống một mình thôi”.
Chị gái Đình Lân chia sẻ: “Bảng chi tiêu đó chỉ là cách để thể hiện Lân là dân kế toán. Bản tính của Lân không phải là người tính toán như vậy. Bạn nữ hãy yên tâm. Lân rất chín chắn và nghiêm túc khi tham gia chương trình”.
Em gái của Tố Nữ cũng tiết lộ, chị gái của cô sống rất độc lập, biết cách đặt mục tiêu cho từng năm. Gia đình hối thúc rất nhiều khi Tố Nữ chưa chịu lập gia đình.
Phút gặp mặt nhau, cô nàng tặng chàng trai cuốn note (ghi chú) kèm theo chiếc đồng hồ để giúp anh lên kế hoạch và nhắc nhở những việc cần làm cho tương lai.
Chàng trai vội đáp lời: “Em có thể làm chiếc đồng hồ của anh được không? Anh cần người nhắc”.
Tố Nữ chia sẻ, gia đình đã hối thúc chuyện lấy chồng nên cô muốn mở lòng. Cô đủ chín chắn để cần một người có thể chia sẻ khó khăn, niềm vui trong cuộc sống.
![]() |
Cặp đôi đồng ý hẹn hò sau khi cảm thấy có nhiều điểm bù trừ về tính cách, quan điểm sống |
Cô gái cũng tâm sự thêm: “Thật sự trong vấn đề chi tiêu em không giỏi lắm, em chỉ lập được kế hoạch chứ chưa làm được. Chắc chương trình tìm đúng người cho em, hi vọng anh sẽ giúp em giảm bớt chi tiêu lại một xíu”.
Nghe vậy, chàng trai Đình Lân đã động viên: “Trước đây, chắc em chi tiêu cho bản thân và gia đình, anh thấy điều đó là hợp lý thôi. Anh nghĩ có một chuyện anh có thể giúp đó là mình xây cái nhà. Anh thì chưa có đất nhưng nhìn thấy em, anh nghĩ mình sắp mua được đất rồi”.
“Anh là người thiên về tình cảm, em thì hơi lý trí. Thật sự anh cảm thấy em là người có thể giúp anh tiến xa hơn trong cuộc sống”, anh nói thêm.
Trước những lời ngọt ngào và sự chân thành của chàng trai, cô nàng Tố Nữ đã quyết định bấm nút, cho anh cơ hội hẹn hò.
Chàng trai hạnh phúc nắm tay cô gái vào nói gia đình hai bên: “Con không dám chắc lúc nào cũng đem niềm vui đến cho bạn gái này cả. Nhưng con chắc chắn bạn sẽ là người hạnh phúc nhất khi ở cạnh con”.
Khi Kim Thoa diễn hoạt cảnh cô bị đau chân, Tiến Sỹ ngay lập tức quỳ xuống, xoa bóp chân và hỏi han bạn gái.
" alt=""/>Bạn muốn hẹn hò tập 664: 9X mang bảng kê khai chi tiêu đi hẹn hò, bị MC Quyền Linh xé bỏNổi bật là chiến dịch lan tỏa các giá trị di sản Việt Nam thông qua hashtag #DiSanVietNam được thực hiện bởi Truyền hình Quốc hội Việt Nam phối hợp với Bộ VHTT&DL và TikTok. Nhiều nội dung về di sản Việt Nam đã được truyền thông hiệu quả đến người xem thông qua các video và livestream. Hashtag #DiSanVietNam đã đạt được 3 tỷ lượt người xem.
Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam Lê Quang Minh chia sẻ trong sự kiện: “Với tư cách một cơ quan báo chí, Truyền hình Quốc hội Việt Nam rất vui mừng khi những nội dung, từ khóa tích cực đã xuất hiện phổ biến trên TikTok và tiếp cận với số lượng khán giả rất lớn. Với tư cách đối tác báo chí của năm của TikTok, chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng TikTok để tiếp tục sáng tạo nội dung, tiếp cận đến nhiều khán giả hơn nữa”.
Kênh TikTok Truyền hình Quốc hội Việt Nam (@quochoitv) được thành lập năm 2022, hiện đã đạt được 1,5 triệu người theo dõi và hơn 26 triệu lượt thích. Hashtag #quochoitv cũng đã vượt qua mốc 1 tỷ view.
Chương trình TikTok Awards Việt Nam 2023 với chủ đề “Big On The Small Screen - Vinh danh thành tựu lớn từ màn hình nhỏ” nhằm tri ân và tôn vinh các nhà sáng tạo nội dung, các nghệ sĩ và đối tác với những nỗ lực sáng tạo bền bỉ, gặt hái những thành tựu bứt phá và tạo ra giá trị thực tốt đẹp.
" alt=""/>Truyền hình Quốc hội Việt Nam nhận giải kênh tin tức của nămLàng Nguyên Bì (Quất Động, Thường Tín, Hà Nội) nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km. Xưa kia, đây là một trong 5 ngôi làng được Lê Công Hành - vị quan thời Hậu Lê truyền cho nghề thêu.
Đầu thế kỷ 20, làng xuất hiện nhiều thương gia chuyên mua bán và xuất khẩu vải lụa, vải thêu sang nước ngoài. Giai đoạn này, kinh tế của làng khá phát triển.
![]() |
Cổng làng Nguyên Bì (Quất Động, Thường Tín, Hà Nội). |
Ông Lê Đại Nghiệp - một người dân làng Nguyên Bì chia sẻ: "Nhà tôi nhiều đời làm nghề thêu, khoảng những năm 1920 của thế kỷ trước, ông nội tôi còn buôn tranh thêu ren, vải lụa thêu khắp Đông Nam Á".
Làng Nguyên Bì khi đó chia làm 2 mảng. Một là người buôn bán hàng thêu, hai là người đi làm thợ thêu cho chủ buôn. Người buôn bán sẽ có cuộc sống khá giả hơn, có tiền xây nhà cửa, mua đất…
Những năm 1920 - 1930 nhiều chủ buôn giàu có phất lên, họ ra phố cổ mua nhà ở Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Khay.
Ông nội ông Nghiệp hay sang Singapore buôn hàng. Cụ làm ăn khấm khá, xây dựng được cơ ngơi bên đó. Vợ ở nhà làm ruộng.
Hàng tháng, cụ gửi tiền và vàng về cho vợ nuôi con, tích cóp mua đất đai. Gia đình cụ thuộc diện giàu có ở làng.
“Bà nội tôi kể, mỗi lần gửi đồ về Việt Nam, ông gửi cả kiện to, bao gồm đồ dùng và tiền vàng.
Năm 1936, do biến động lịch sử nên ông tôi về hẳn Việt Nam và chỉ buôn bán trong nước”, ông Nghiệp chia sẻ.
Thời kỳ này, làng mọc lên những ngôi nhà khang trang bằng gỗ lim hoặc xây kiên cố.
Mặc dù kinh doanh nhưng ông nội của ông Nghiệp vẫn duy trì nghề thêu và truyền lại cho con cháu.
Sau này, bố ông Nghiệp làm trưởng phòng thêu của Công ty Xuất nhập khẩu mỹ nghệ Hà Nội có địa chỉ ở Hàng Khay (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Năm 1976 - 1980, bố ông được biệt phái vào TP.HCM, thực hiện công tác phát triển nghề thêu của Nhà nước.
“Năm mới giải phóng, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, mặt hàng xuất khẩu chủ đạo lúc bây giờ là hàng thêu ren nên bố tôi và một số người được phân công vào các tỉnh dạy nghề, mở rộng xưởng sản xuất”, ông Nghiệp chia sẻ.
![]() |
Ông Lê Đại Nghiệp. |
Năm 1980, các mặt hàng thêu ren như ga, rèm cửa, áo kimono (dạng áo ngủ) được xuất đi Liên bang Nga (năm đó là Liên Xô) nhiều. Bố ông Nghiệp móc nối làm ăn với các chủ tiệm vải có người nhà bên Liên bang Nga.
Họ mua cuộn vải lớn rồi đưa cho gia đình ông Nghiệp. Bố ông Nghiệp mang về cắt mảnh vải theo kích thước tiêu chuẩn rồi thêu.
"Tôi được bố giao nhiệm vụ vẽ mẫu thêu. Cụ đưa ra yêu cầu, làm sao các mẫu thêu phải đẹp nhưng không quá khó để thợ nhỏ tuổi cũng có thể làm được. Hơn nữa, công thêu ít, mình mới có lãi”, ông nhớ lại.
Vải thêu xong, được chuyển cho bên cắt may và cuối cùng là giao lại cho đầu mối, xuất đi nước ngoài.
“Hàng hóa xuất liên tục, cả nhà tôi làm không hết việc. Tôi mang đi khắp làng, thuê người làm.
Vợ ông Nghiệp (64 tuổi) là người làng Nguyên Bì. Năm 19 tuổi bà cũng tham gia dạy thêu ở các tỉnh. Năm 20 tuổi, bà kết hôn với ông Nghiệp.
Mặc dù không làm nhiều năm nhưng mỗi lần ngồi bên khung thêu, thao tác của ông vẫn linh hoạt. |
Hiện nay, con cái ông bà đã thành đạt, sang nước ngoài sinh sống. Do sức khỏe nên hai vợ chồng ông không còn làm nghề.
Tuy nhiên, ông Nghiệp khẳng định, mình vẫn luôn yêu công việc này. Gia đình ông có kinh tế, cơ ngơi cũng một phần nhờ những năm làm hàng xuất khẩu. Thời kỳ đổi mới, nghề thêu chững lại, vợ chồng ông chuyển sang lĩnh vực khác.
Nỗi buồn sau lũy tre làng
Làng thêu Nguyên Bì từng có thời điểm vàng son, phát triển mạnh mẽ nhưng đáng tiếc nghề truyền thống đang dần thoái trào.
Nghệ nhân Thái Đức Duy chia sẻ, hiện cả làng chỉ còn 3 hộ làm nghề thêu tay. Lý do khiến người dân bỏ nghề là vì thu nhập thấp. Mỗi bức tranh thêu mất vài ngày, vài tuần, có khi đến cả tháng chỉ bán được từ 50 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.
Thu nhập thấp, lại thêm trào lưu tranh chữ thập (tranh thêu Trung Quốc) nên chẳng mấy ai muốn làm nghề.
Thanh niên, người trong độ tuổi lao động ra thành phố tìm việc hoặc vào các công ty sản xuất làm. Cuối cùng, khi lớp nghệ nhân lớn tuổi qua đời, người làm nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
Gia đình ông Duy có nhiều đời làm nghề này, ngay từ lúc mới học lớp vỡ lòng, ông đã biết thêu những mũi đầu tiên. Lớp 7, ông thêu tranh xuất khẩu.
![]() |
Các bức tranh thêu do nghệ nhân Duy thực hiện. |
Suốt quá trình trưởng thành, người đàn ông này một lòng đau đáu với nghề tổ. Các sản phẩm của ông mang nét riêng, thể hiện cá tính cũng như sự điêu luyện của nghề.
Ông Duy từng đưa tranh thêu của mình tham gia nhiều cuộc thi lớn nhỏ và giành được giải thưởng. Ngoài thêu tranh, ông tham gia dạy tại các trường nghề.
Nghệ nhân Duy chia sẻ, trước khi thợ bắt tay vào thêu, cần phải nghiên cứu về màu sắc trong bức ảnh mẫu, tính toán đường kim mũi chỉ… Sau đó, họ tiến hành chuyển mẫu tranh thêu tay lên vải thêu (vẽ lại trên vải).
Công đoạn này đòi hỏi thợ thêu phải có sự khéo léo, tài năng hội họa, kỹ năng chuyên môn tốt cũng như kinh nghiệm lâu năm.
Một bức tranh thêu tay đẹp đòi hỏi dùng tới rất nhiều loại chỉ thêu với màu sắc, kích cỡ, chất liệu khác nhau. Từ chỉ màu đậm đến màu nhạt, sợi chỉ lớn đến sợi chỉ nhỏ, từ chỉ thô đến chỉ bóng.
Để gìn giữ nghề thêu tay, vào mỗi dịp hè, nghệ nhân Thái Đức Duy vẫn hướng dẫn cho mọi người có nhu cầu học thêu. Tuy nhiên, phần lớn là người tò mò, học cho biết. Người tâm huyết và muốn phát triển nghề lại không có.
Giờ đây, sức khỏe có hạn, ông vẫn luôn canh cánh một nỗi buồn. Phía sau cánh cổng làng in dấu ký ức về nghề thêu nổi tiếng nhưng nay đang dần mất đi…
Từ những thanh tre thô cứng, những con chuồn chuồn tre nhiều màu sắc của xã Thạch Xá đã được xuất khẩu đi khắp nơi phục vụ du khách như: Mỹ, Italia, Trung Quốc...
" alt=""/>Ngôi làng ở Hà Nội một thời nổi tiếng, dân 'giàu to' nhờ cây kim sợi chỉ